Nhiều nhà ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuống cấp sau hơn 3 năm vận hành
Huy Hoang
31/05/2025 08:19
Sau hơn 3 năm vận hành, nhiều hạng mục tại các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã xuống cấp. Ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều nơi xuất hiện tình trạng mái thủng mảng lớn, trần bong tróc, kính nứt…
Sau hơn 3 năm chính thức vận hành thương mại (từ ngày 6/11/2021), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp ở nhiều hạng mục.Tại khu vực ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), một phần mái che bị hư hỏng do siêu bão Yagi gây ra hồi tháng 9/2024 nhưng chưa được sửa chữa, thay thế. Trước đó ngày 20/5, Hanoi Metro đã lên tiếng xin lỗi trước sự cố hành khách phải che ô trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông vì nước chảy. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lỗi hệ thống điều khiển điều hòa không khí của đoàn tàu.
Tiếp đó, tới ngày 23/5, Hà Nội có mưa lớn kèm gió to, khu vực sàn nhà ga Yên Nghĩa bị nước mưa chảy từ trên mái xuống, lênh láng mặt sàn. Nguyên nhân được xác định do một phần mái nhà ga bị gió thổi sau đợt bão Yagi (tháng 9/2024) nhưng chưa được tu sửa.Nhiều tấm kính hư hỏng, mảng tường bị tróc sơn...Một số tấm kính cường lực tại ga Văn Quán bị nứt vỡ nhưng chưa được thay thế.Tại ga Yên Nghĩa, một máy bán vé tự động đã tạm ngừng phục vụ, trong khi một máy khác không có dấu hiệu hoạt động.Phía bên ngoài ga Hà Đông, mái che của hệ thống thang máy ngoài trời bị hư hỏng nhiều chỗ.Thang máy tự động cũng được gắn bảng thông báo đang sửa chữa.Phần ghế ngồi chờ của hành khách tại ga Thượng Đình cũng bị hư hỏng chưa được thay thế.Nhiều đoạn đường ray còn ứ đọng nước, đất cát cùng rác bị cuốn theo vào ga tàu.Khu vực phục vụ nước uống miễn phí cho hành khách tại ga Yên Nghĩa bị hư hỏng, được "băng bó" lại.Trước đó, chiều 19/5, một số hành khách di chuyển trên đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông phản ánh tình trạng nước chảy từ hệ thống điều hòa trên trần toa tàu xuống, có người phải dùng ô để tránh bị ướt.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại từ tháng 11/2021 sau 10 năm thi công. Tuyến đường sắt hiện nay do Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vận hành.
Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam. Tuyến đường sắt đô thị này có chiều dài 13,05 km, đi trên cao qua 12 nhà ga. Mỗi đoàn gồm 4 toa, tốc độ 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h, có sức chở tối đa 960 người/đoàn. Thời gian đoàn tàu di chuyển trên toàn tuyến hết hơn 23 phút.
Với tài trợ của Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn Đường bộ Toàn cầu, Tổ chức AIP Foundation hợp tác với Quỹ An toàn Đường bộ Toàn cầu - Ngân hàng Thế giới và Grab Việt Nam, một siêu ứng dụng hàng đầu tại Đông Nam Á, triển khai một chương trình tập huấn toàn diện dành cho người điều khiển xe máy nhằm giảm thiểu những rủi ro này. Chương trình này đóng góp vào Sáng kiến 'Các phương pháp tiếp cận đổi mới để cải thiện an toàn cho người điều khiển xe máy' của Ngân hàng Thế giới.
Mô hình "drive-thru" là một hình thức phục vụ khách hàng mà họ không cần phải rời khỏi phương tiện khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Khách chỉ cần lái xe đến quầy đặt món, thanh toán, sau đó nhận hàng ngay tại chỗ – tất cả đều diễn ra trên xe.
Nhiều ngân hàng như Agribank, VPBank, BIDV, TPBank, OCB... thông báo đấu giá thanh lý hàng loạt xe ô tô đã qua sử dụng, từ xe con, xe chuyên dùng cho đến cả dòng xe sang, với giá khởi điểm đa dạng.
Tỉnh Bình Thuận dự ước 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đón khoảng 5,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 15.030 tỷ đồng. Các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và du khách.
Tại sự kiện tuyển dụng và đào tạo quy mô lớn bậc nhất trong năm dành cho người lao động, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) với vai trò nhà tài trợ kim cương đã mang đến những chia sẻ chuyên sâu với chuỗi International Career Summit, cùng gian hàng thông tin tuyển dụng nổi bật, năng động thu hút hàng nghìn khách mời, ứng viên tiềm năng.